Logo nên đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hay đăng ký bản quyền tác giả (tác quyền)? Điểm giống – khác của 2 thủ tục bảo hộ bản quyền logo này là gì?
Logo là biểu tượng thương hiệu nhằm để nhận diện sản phẩm, dịch vụ của các cá nhân/tổ chức. Hiện nay, theo Luật Sở hữu Trí tuệ (SHTT) quy định, có 2 hình thức đăng ký bảo hộ logo, bao gồm: đăng ký thương hiệu độc quyền hoặc đăng ký bản quyền tác giả (tác quyền) đối với logo.
Trước khi quyết định nên chọn đăng ký bảo hộ logo theo cách nào, Anpha sẽ giúp bạn làm rõ khái niệm của 2 hình thức này.
ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU ĐỘC QUYỀN LÀ GÌ? ĐĂNG KÝ TÁC QUYỀN LÀ GÌ?
1. Đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền cho logo là gì?
Đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền cho logo là việc cá nhân/tổ chức tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ nhằm bảo hộ độc quyền logo về cả hình thức lẫn nội dung (từ ngữ, hình ảnh, màu sắc…). Đây là biện pháp bảo hộ rất mạnh, có thể hạn chế gần như tuyệt đối vấn đề nhầm lẫn với logo của thương hiệu khác.
Đăng ký thương hiệu độc quyền cho logo còn thường được gọi theo nhiều cách khác là đăng ký thương hiệu logo độc quyền, đăng ký nhãn hiệu logo, đăng ký logo độc quyền hay đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho logo.
2. Đăng ký tác quyền (bản quyền tác giả) cho logo là gì?
Đăng ký tác quyền cho logo (hay còn gọi là đăng ký bản quyền logo/bản quyền tác giả cho logo) là việc cá nhân/tổ chức tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tại Cục Bản quyền tác giả, nhằm ghi nhận các thông tin, bảo hộ tính sáng tạo của logo do cá nhân/tổ chức đó sáng tạo ra hoặc sở hữu.
SO SÁNH ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN VÀ ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN ĐỐI VỚI LOGO
1. Giống nhau giữa đăng ký nhãn hiệu độc quyền & bản quyền tác giả đối với logo
- Thông qua việc đăng ký nhãn hiệu logo và đăng ký bản quyền logo, bạn sẽ được bảo hộ quyền sở hữu logo hợp pháp theo quy định của Luật Sở hữu Trí tuệ;
- Cá nhân/tổ chức tự nguyện (không bắt buộc) đăng ký nhãn hiệu logo, bản quyền logo;
- Đối tượng được đăng ký nhãn hiệu logo và bản quyền logo theo Luật SHTT Việt Nam bao gồm: cá nhân/tổ chức trong nước và nước ngoài.
2. Phân biệt đăng ký thương hiệu độc quyền và đăng ký tác quyền đối với logo
Tại các bảng dưới đây, Anpha sẽ phân biệt những điểm khác nhau quan trọng cần lưu ý giữa đăng ký thương hiệu logo độc quyền và đăng ký tác quyền logo cho logo công ty, logo cá nhân.
2.1 Nội dung, phạm vi bảo hộ của đăng ký nhãn hiệu logo và đăng ký bản quyền logo
Đăng ký nhãn hiệu logo | Đăng ký bản quyền logo |
Bảo hộ toàn diện từ hình thức (màu sắc, hình ảnh, chữ cái và toàn bộ yếu tố tạo thành logo) lẫn nội dung (bao gồm cả ngữ nghĩa)
➞ Phạm vi bảo hộ rộng hơn |
Bảo hộ hình thức tác phẩm (tức là những gì nhìn thấy được bằng mắt), không bảo hộ ý tưởng, nội dung
➞ Phạm vi bảo hộ thấp hơn |
2.2 Điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu logo và bản quyền logo cho logo công ty, logo cá nhân
Đăng ký nhãn hiệu logo | Đăng ký bản quyền logo |
|
Logo được tạo ra bằng hoạt động lao động trí tuệ (tác giả trực tiếp sáng tạo, không sao chép) |
Hồ sơ đăng ký bản quyền logo gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả;
- Giải trình về logo đăng ký bản quyền;
- Bản sao logo đăng ký bản quyền tác giả – 2 bản;
- Biên bản xác nhận của tác giả về việc sáng tác ra logo;
- Quyết định giao việc (nếu đơn vị khác thiết kế logo cần bảo hộ);
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu logo có đồng tác giả);
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (nếu logo thuộc sở hữu chung);
- Giấy ủy quyền (nếu cá nhân/tổ chức khác nộp hồ sơ thay chủ sở hữu logo).
Chi tiết hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền cho logo bao gồm:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu – 2 bản;
- Bản sao logo đăng ký nhãn hiệu – 5 bản;
- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu;
- Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đăng ký;
- Giấy ủy quyền (nếu cá nhân/tổ chức khác nộp hồ sơ thay chủ sở hữu logo).